Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Hướng dẫn

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Gợi ý

Bài thơ “Việt Bắc” là một trong những sáng tác tác tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Pháp và đem lại nhiều thành công cho Tố Hữu. Bài thơ là những xúc cảm, kỉ niệm của người chiến sĩ Cách mạng với thiên nhiên, con người Việc Bắc nồng hậu mà ân tình.

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn.

Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

Sử dụng lối nói giao duyên “mình” – “ta”, nhà thơ dang diễn tả cảnh chia li đầy nhung nhớ giữa người đi – kẻ ở. Người ở băn khoăn không biết người đi liệu có còn nhớ những tháng ngày bên nhau biết bao kỉ niệm. Lời thơ trầm buồn, da diết, tạo một nối nhớ khắc khoải khôn nguôi.

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

Người ra đi chợt nghe có tiếng ai níu bước:

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Mặt đối mặt, hai người chỉ biết cầm tay nhau, bịn rịn không nói nên lời:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Người ở băn khoăn tự hỏi về lòng thuỷ chung son sắt của người ra đi:

>> Xem thêm:  Có ý kiến cho rằng hình tượng cây xà nu là một nạn nhân của chiến tranh hủy diệt, ý kiến khác lại nhấn mạnh đó là biểu tượng cho sức sống và vẻ đẹp nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống mỹ. Anh (chị) hãy phát biểu quan điểm của mình.

“Mình đi có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm dà lòng son

Mình về, có nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

Và ngược lại người ra đi khẳng định nghĩa tình đó mãi không phai nhòa trong kí ức:

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.

Như để khẳng định lại một lần nữa tình cảm của mình dành cho Việt Bắc, người đi nhắc lại từng kỉ niệm, kí ức những tháng ngày từng ở nơi đây (Binh giang bai tho Viet Bac cua To Huu):

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc như hiển hiện trước mắt người đọc. Mảnh đất Việt Bắ màu mỡ giúp cho cây cối muôn loài được sinh sôi, nảy nở và phát triển. Con người Việt Bắc hòa cùng thiên nhiên, cần cù lao động. Nhớ cảnh nhớ người, người ra đi nhớ cả những tháng ngày gian khổ cùng nhau chiến đấu:

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về lời khuyên của Macxim Gorki: Con người nên sống tốt hơn trước khi sống sướng hơn

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân quân đỏ đước từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Con người Việt Bắc anh dũng, bất khuất, thiên nhiên núi rừng Việt Bắc cũng đóng góp một phần không nhỏ trong cuộc chiến chống quân thù. Tất cả đều tạo nên một không khí hào hùng, những năm tháng không thể nào quên đối với cả người đi – người ở. Lời thơ hào hùng, mạch thơ nahn, mạnh và dồn dập. Bài thơ khép lại với hình ảnh một Việt Bắc kiên cường đầy bản lĩnh.

Bài thơ “Việt Bắc” mang đậm phong cách thơ của nhà thơ Tố Hữu. Viết theo thể thơ lục bát với hình thức đối đáp giao duyên đã làm cho bài thơ thêm phần duyên dáng mà gần gũi, dễ đi vào lòng người.

Theo Kienthucthamkhao.com