Cảm nhận bài thơ Thương Vợ

Đề bài: Anh/ chị hãy viết một bài văn cảm nhận về bài thơ thương vợ 

Bài làm

Trần Tế Xương là một nhà thơ nổi tiếng trong nền thơ ca của Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm vô cùng đặc sắc. Ông chủ yếu viết về trào phúng phê phán, lên án xã hội cũ ông còn có những tập thơ trữ tình rất độc đáo. Trong số những bài thơ đặc sắc đó, có bài thơ “ Thương vợ” là một tác phẩm trữ tình sâu sắc. Nói về hình ảnh bà Tú vất vả, đảm đang, lặng lẽ hi sinh vì con vì chồng, biết ơn với những hi sinh của vợ, tác giả đã viết nên bài thơ này.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người vợ hiện lên rõ nét:

            “ Quanh năm buôn bán ở mom sông,

              Nuôi đủ năm con với một chồng”

Cuộc sống của người vợ được hiện ra qua câu thơ rất dõ nét, Bà Tú phải vất vả lo toan cho cuộc sống gia đình, quanh năm ngày nào cũng vậy, bà lặn lội nơi bờ sông, bến chợ. “ Nom sông” là mỏm đất nhô ra dòng sông, cũng là một địa điểm ở phía bắc thành phố Nam Định. Nơi đây là nơi đông đúc, người người qua lại trao đổi mua bán, bà Tú quanh năm buôn trải ở đây để kiếm thu nhập lo cho chồng và năm đứa con. Không một ngày nào người phụ nữ này được nghỉ ngơi cả, làm lụng vất vả xuốt ngày. Mà lại buôn bán ở mom sông, ở một nơi không ổn định, chênh vênh, không có điểm tựa. Bất cứ lúc nào cũng có thể gặp nguy hiểm vì bốn bề là nước, đâu ai có thể lường trước mọi việc được. Càng làm nổi bật lên sự vất vả, hi sinh của bà Tú, một mình phải đương đầu với quá nhiều thứ, nhỏ bé giữa không gian, và vô cùng cô đơn, nhưng phải luôn vượt qua và chống lại nó.

>> Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: “Ăn trồng nồi ngồi trông hướng”

Qua câu thơ đầu ta đã thấy được sự bất công của xã hội cũ, tại sao bà Tú lại phải vất vả như vậy, tại sao chồng con thì sẵn ở nhà hưởng thụ như vậy. Đó là cái hà khắc của xã hội phong kiến, nam nhi luôn làm việc lớn, tất cả khó nhọc người phụ nữ phải lo hết. Nhưng qua đó ta thấy được bà Tú là người rất đảm đang, tháo vát lo toan trọn vẹn được cho gia đình, thật đáng nể phục.

 thương vợ 300x219 - Cảm nhận bài thơ Thương Vợ

Cảm nhận bài thơ Thương Vợ

Tuy nhiên, trong câu thơ trên sao tác giả không viết gộp là sáu miệng ăn, mà tách ra. Để nhấn mạnh đến việc nuôi ông chồng, chồng lớn vậy mà vẫn phải nuôi. Nuôi chồng đâu giống nuôi con, khó hơn nhiều, phải bao nhiêu khoản phí mà vẫn lo đầy đủ hết, cam tâm nhẫn nhịn mọi điều. Cung phụng chồng, và tôn trọng chồng. Có mấy ông chồng trong xã hội cũ hiểu được nỗi lòng người vợ, nhưng Tú Xương luôn thấu hiểu cho tất cả những nỗi vất vả ấy của vợ và đánh giá xứng đáng công lao của vợ thì được gọi là thương vợ.

Hình ảnh bà cụ Tứ càng hiện lên dõ nét hơn:

              “ Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

                Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

Bà Tú được xem như thân cò, ám chỉ cho tấm thân mảnh dẻ, yếu đuối mà phải dãi nắng dầm sương thật tội nghiệp. Thân cò lặn lội quãng vắng, một sự cô đơn bao chùm acr câu thơ, một mình người phụ nữ phải lần mò đến những chỗ vắng vẻ đầy hiểm nguy. Buổi đò đông đã đông người.Từ láy tượng thanh “eo sèo” gợi sự tấp nập, ồn ào để nhấn mạnh tính chất thường tình nơi chợ búa và sự lam lũ của người phụ nữ. Buổi đò đông gợi đến sự bon chen, tất bật và sự đông đúc, xô bồ.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến

 Ông Tú thương vợ, nhưng lại tự trách mình, là trụ cột gia đình như không.

                “ Một duyên hai nợ âu đành phận’

                  Năm nắng mười mưa dám quản công”.

Vợ chồng là duyên là nợ, ông và bà Tú lấy nhau là duyên nợ. Bà Tú cho rằng là duyên nợ thì chấp nhận số phận. Có vất vả, khổ cực thì có đáng là bao. Bốn câu thơ lột tả sự vất vả bon chen, lăn lội ở ngoài đời, từ con người của lo toan cho làm ăn buôn bán, đến con người của đức độ, thảo hiền, đầy vị tha.

Ông Tú không nói trực tiếp là mình thương vợ. Mà ông đặt mình là người vợ để cảm nhận và thể hiện tình cảm sâu sắc của mình vào lời thơ đầy chân thành, đúng là phải thương vợ sâu sắc thì ông mới có thể viết được như vậy.

Ông Tú thương vợ, lại trách mình:

                 “ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

                Có chồng hờ hững cũng như không”.

Ông Tú thương bà Tú đến mức bật ra tiếng chưởi đời, nhưng trước hết là chưởi chính mình của ông Tú, thấy mình bất tài, không lo thay được cho bà Tú. “ Hờ hững” trước việc nhà, trước mọi lo toan, vất vả, trước thái độ cam phận của vợ. Có chồng như không, có thể bà Tú ở một mình có khi tốt hơn, nhưng đó là hạnh phúc gia đình nhỏ. Bà tú cũng sẽ rất vui khi ông Tú luôn quan tâm bà như thế, vất vả cũng cam lòng.

>> Xem thêm:  Nghị luận về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác trong truyện cổ tích Tấm Cám

“ Thương vợ” là một bài thơ hay và ý nghĩa, nói lên được tình cảm chân thành của tác giả dành cho vợ mình. Và lên án xã hội phong kiến xưa quá bất công với người phụ nữ, một xã hội không công bằng.