Nghĩa của từ –Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Nghĩa của từ –Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Hướng dẫn

Nghĩa của từ – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

1. Từ đồng nghĩa

-Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

– Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói. M: hổ, cọp, hùm,…

– Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ ngữ này, cần phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.

M: + ăn, xơi, chén,… (biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).

+ mang, khiêng, vác,… (biểu thị những cách thức hành động khác nhau).

Bài tập 1. Tìm những dòng chỉ gồm các từ đồng nghĩa.

a) buồn, sầu, tủi

b) vui, mừng, lo

c) nhiều, đông, đầy

d) êm đềm, êm à, êm dịu

Bài tập 2. Điền vào chỗ trống một trong các từ ghi trong ngoặc đơn (nhiều, đầy, đông).

a) Tranh phố Hà Nội của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái được……………. người yêu thích,

b) Hôm nay là Chủ nhật, Viện Bảo tàng rất ……………khách tham quan.

c) Vào cuối hè, đầu thu, những trái sấu chín rơi…………… hè phố Hà Nội, lăn tròn theo những bước chân.

d) Đến với Viện Bảo tàng Mĩ thuật Hà Nội, người xem được chiêm ngưỡng…………… hiện vật gốc, hiện vật phục chế và những phiên bản nghệ thuật.

Bài tập 3. Chọn từ thích hợp nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong câu? (êm âm, êm đềm, dịu êm)

>> Xem thêm:  Tả ngôi nhà thân yêu của em

a) Tiếng ru… của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con suốt thuở ấu thơ.

b) Tôi đã ngủ say trong chăn đệm……………

c) Ngọn khói lam chiều gợi vẻ…………… của cuộc sống nơi làng quê.

Bài tập 4. Nối từ ở ô chữ bên trái với lời giải nghĩa ở ô chữ bên phải.

Bài tập 5. Sắp xếp các từ dưới đây thành hai nhóm từ đồng nghĩa. Đặt tên cho mỗi nhóm từ đồng nghĩa.

lạnh nhạt, lạnh lùng, lạnh lẽo, lạnh buốt,

giá lạnh, ghẻ lạnh, rét buốt, giá rét

2.Từ trái nghĩa

– Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

– Đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,… đối lập nhau.

M: đất – trời, mua – bán, thức – ngủ, tốt – xấu,…

Bài tập 1. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây chứa từ trái nghĩa? Đó là những từ nào?

a) Ở hiền gặp lành.

b) Cao chạy xa bay.

c) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

d) Chết trong còn hơn sống đục.

Bài tập 2.

a) Nối ô chữ bên trái với ô chữ thích hợp bên phải để được các thành ngữ, tục ngữ.
Lành ít người khóc.
Kẻ cười dữ nhiều.
Nguồn đục ngoài êm,
Trong ấm dòng cũng đục.

b) Câu nào có chứa các từ trái nghĩa? Đó là những từ nào?

Bài tập 3. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong số những từ cho dưới đây: sướng, đói, bé, nặng, khổ, may, nhiều, ít, no, rủi, lớn, nhẹ

Bài tập 4. Tim từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

a) khiêm tốn -…….

b) tiết kiệm -……….

c) cẩn thận -……………

d) nhọc nhằn -……………

Bài tập 5. Đặt 2 câu có chứa các từ trái nghĩa.

3. Từ đồng âm

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. M: câu (cá), câu (văn); (hòn) đá, đá (bóng); đồng (lúa), (tượng) đồng,…

– Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.

Bài tập 1. Hãy tìm từ đồng âm với mỗi từ cho dưới đây. Đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ đồng âm tìm được.

M: roi

– Chùm roi đã chín đỏ.

– Khỉ cầm roi quất lia lịa vào lưng voi, quát: “Đi nhanh lên!”.

a) bầy

b) bàn

c) vây

d) và

e) đỗ

g) đông

Bài tập 2. Hãy tìm từ đồng âm trong những câu sau:

a) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.

b) Ruồi đậu mâm xôi đậu

Kiến bò đĩa thịt bò.

c) Bún chả ngon.

d) Hổ mang bò lên núi.

e) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

g) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

Bài tập 3. Cách chơi chữ trong câu dưới đây có gì khác với cách chơi chữ trong các câu ở bài tập 2?

a) Lên phố mía gặp cô hàng mật, cám tay kẹo* lại hàng đường.

b) Bà đồ Giang đi võng đòn tre, đến khóm trúc thỏ dài hi hóp.

>> Xem thêm:  Tả một đồ vật mang nhiều kỉ niệm với em – Tập làm văn lớp 5

4. Từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

Bài tập 1. Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ đứng trong mỗi câu ở cột A. A B
(1) Bé đứng mẹ ngoài cổng. a) ở vào trạng thái ngùng chuyển động / dừng lại.
(2) Trên đường đi chợ, bà tôi đứng lại hỏi han mấy người quen, b) ở tư thế thân thẳng, chân đạt lên một nền.
(3) Công nhân đứng máy 8 tiếng một ngày. c) Có vị trí thẳng góc với một đất.
(4) Trước mặt là vách núi thẳng đứng như bức tường. d) Điều khiển ở tư thế đứng.

Bài tập 2. Trong những từ in đậm dưới đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?

a) Biển:

– Chiều nay biển lặng sóng.

– Một biển nguời đi xem biểu diễn nhạc Rock.

– Tấm biển quảng cáo trang trí rất bắt mắt,

b) Tra:

– Mọi người lên nương tra ngô cho kịp vụ mùa,

– Bà tra muối vào canh rất vừa.

– Hà đang tra từ điển.

Bài tập 3. Đặt 3 câu để làm rõ một số nghĩa của mỗi từ nhiều nghĩa sau đây:

a) ăn

b) mang

c) đi

>>Xem đáp án bài tập tại đây.

Tags:Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt · Nghĩa của từ · Tiếng Việt 5

Theo Kienthucthamkhao.com