Đề bài: Phân tích nhân vật chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố
Bài làm
Nhà văn Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học phê phán trong những năm trước cách mạng tháng Tám. Nhà văn đã xây dựng nên một nhân vật chị Dậu với nhiều nỗi khốn khổ trong cuộc sống. Một người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống hiện thực nhiều khó khăn bất hạnh trong chế độ phong kiến.
Trong tiểu thuyết "Tắt Đèn" mỗi chúng ta đều nhớ tới thân phận chị Dậu một người nông dân chịu nhiều bất hạnh, một người phụ nữ giàu tình cảm vô cùng hy sinh và thương chồng thương con trong thời kỳ mà số phận của con người chịu nhiều bất hạnh. Tác giả Ngô Tất Tố đã xây dựng nên một nhân vật chị Dậu với những tố chất mà biết bao nhiêu người phụ nữ phải nể trọng ngưỡng mộ. Vì một suất thuế thân không có tiền đóng mà anh Dậu chồng chị đã phải chịu cảnh bắt bớ rồi chịu trói, chịu cảnh tra tấn ở ngoài đình làng. Chị Dậu thương chồng nên tìm mọi cách để lo đủ tiền để cho chồng về nhà.
Trong trích đoạn "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị Dậu được tác giả Ngô Tất Tố khắc họa vô cùng sâu sắc khiến cho người đọc vô cùng xót xa về số phận của một người phụ nữ. Chị Dậu vì thương chồng muốn tìm cách để cứu chồng thoát cảnh tù tội chị đã phải nghĩ ra mọi cách để có tiền bán hết đồ đạc trong nhà, bán đàn chó rồi chị phải bán cả người con đầu của mình là cái Tí mới đủ tiền chuộc cho chồng về. Nhưng anh Dậu vừa về nhà được chị Dậu nấu cho bát cháo loãng cầm hơi thì bọn nha sai lại bị bọn lính bước vào nhà toan bắt đi vì anh Dậu phải đóng tiền sưu của người em trai đã chết từ tháng giêng. Anh Dậu sau một trận bị sốt lại bị đánh nên người anh vô cùng mềm yếu chỉ còn da bọc xương. Những tên lính bước vào nhà rồi toan trói anh Dậu đưa đi chị Dậu đã chạy lại nhún nhường hạ mình để cầu xin sự thương hại của bọn chúng dành cho chồng của mình. Chí xưng hô nhà cháu với chúng thể hiện vai vế đẳng cấp của mình là kẻ bề dưới. Nhưng những lời nói của chị Dậu không thể nào tác động tới trái tim của những tên linh đã mất hết tính người. Chúng vẫn tiến tới định trói anh Dậu đi mặc chị Dậu van xin tha thiết.
Lúc này chị Dậu thấy rằng việc van xin không thể nào giúp chồng của mình thoát được cảnh tù đày đánh đập. Chị đã thay đổi thái độ của mình nói với bọn lính rằng "Chồng tôi đang đau các ông không có quyền" cách xưng hô tôi – ông thể hiện sự ngang hàng của chị Dậu với những tên lính kia. Trước thái độ thay đổi của chị Dậu bọn lính càng thể tỏ ra hống hách hiện ngang hàng hơn và toan trói anh Dậu bắt đi. Nhưng chị Dậu không thể nhẫn nhịn thêm nữa chị đã tiến tới nói "Chúng mày bắt chồng bà bà cho mày biết" rồi chị nắm cổ áo của một tên lính kéo ra cửa đẩy ngã. Hành động của chị Dậu đã thể hiện thái độ cương quyết của chị Dậu khi muốn bảo vệ chồng của mình.
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã tái hiện cuộc sống nhiều bi kịch của những người nông dân lao động trong thời kỳ phong kiến thực dân. Những con người bị xô đẩy tới đường cùng không lối thoát nên họ đã tìm cách vùng lên dù hành động vùng lên là bộc phát và chỉ trong chốc lát nhưng nó thể hiện việc tất nhiên khi mà con giun bị dày xéo mãi cũng phải quằn. Nhân vật chị Dậu chính là một người phụ nữ đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong mọi thời đại vừa thương chồng thương con lại có tấm lòng luôn hy sinh vì chồng vô con vô điều kiện.
Bình Minh
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giải thích và chứng minh câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khắc giống nhưng chung một giàn”
Đề bài: Giải thích và chứng minh câu ca dao: "Bầu ơi thương lấy bí [...]
Th12
Giải thích câu tục ngữ: “Giàu vì bạn sang vì vợ”
Đề bài: Hãy giải thích theo ý hiểu câu tục ngữ: "Giàu vì bạn sang [...]
Th12
Giải thích câu tục ngữ: Cứng quá thì gãy
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ: Cứng quá thì gãy Bài làm [...]
Th12
Chứng minh và giải thích câu tục ngữ: “Có chí thì nên”
Đề bài: Anh/ chị hãy chứng minh và giải thích câu tục ngữ: "Có chí [...]
Th12
Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Đề bài: Anh/chị hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ:" Đi một ngày [...]
Th12
Chứng minh và giải thích câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Đề bài: Anh/ chị hãy chứng minh và giải thích câu nói:"Có công mài sắt [...]
Th12