Phân Tích Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Tràng Giang Của Huy Cận

Đề Bài: Phân Tích Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Tràng Giang Của Tác Giả Huy Cận

BÀI LÀM

Say mê sống và cũng say mê sáng tạo, Huy Cận là người đam mê thơ ca từ nhỏ. Có lẽ không chỉ vì không khí gia đình, quê hương mà căn bản vì ông mang một tâm hồn thơ nhạy cảm. Đặc biệt, như Xuân Diệu đã từng nói về Huy Cận rằng: “Huy cận đặc biệt nhạy cảm với những vùng hoang vắng trong tâm hồn”.

Bài thơ “Tràng Giang” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ u buồn vẩn vơ của tuổi trẻ khi sống trong giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám. Ngay từ nhan đề thơ đã khiến cho độc giả đắm chìm với những cảm xúc độc đáo chất chứa qua hai từ “Tràng giang”.

Nhan đề tựa như chìa khóa để mở cánh cửa. Con người ta nhìn mặt đặt tên, cũng như các nhà thơ phải mất rất nhiều thời gian để đặt một cái tên thật hàm súc cho những “ đứa con tinh thần” của mình. Như Ngô Tất Tố có tiểu thuyết “ Tắt đèn”, Nam Cao có “ Chí Phèo” thì Huy Cận có “ Tràng Giang” vậy.

“Tràng Giang” cũng chính là “ Trường Giang” có nghĩa là sông dài. Chẳng phải vô tình, mà Huy Cận đã cố tình sử dụng âm “ ang” trong từ “ tràng” tựa như kéo dài hình ảnh con sông. Sông Hồng là con con sông dài rộng bậc nhất Việt Nam, nó uốn quanh bao trọn lãnh thổ Một âm hưởng vang lên rộng lớn trên khoảng không gian dài rộng, hùng vĩ của con sông kia.

>> Xem thêm:  Soạn bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhan đề ấy không chỉ để diễn tả lại vẻ rộng lớn của con sông Hồng, nó còn bao quát, ôm trọn tâm hồn con người. Nơi đây đang có một thi nhân luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng với đất trời, con người. Sông càng dài, nước càng mênh mang, cũng như đời sống càng lâu, con người ta càng dễ cảm thấy cô đơn. Những bế tắc chồng chất không lối thoát, những mộng tưởng hoài bão của con người trước cách mạng khi chưa thể tìm thấy lối đi đúng đắn, chưa được Đảng dẫn bước soi sáng.

Nhan đề “Tràng Giang” đã thay bao lời muốn nói của tác giả về cuộc đời của mình. Nỗi buồn của Huy Cân lan tỏa cùng dòng sông, cùng cảnh vật. Tựa như đang muốn tìm một nơi để gửi gắm cho hết mọi suy nghĩ, tâm tư.

Bàn về lời đề, bìa bài thơ “ Tràng Giang” có lời đề ” Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Không phải tác phẩm nào cũng có những lời đề như vậy. Lời đề tựa như một chiếc chìa khóa phụ, song hành cùng với nhan đề để giúp độc giả từng chút khám phá nội dung của tác phẩm. Khi nhan đề chỉ ngắn tựa đôi chữ không thể lột tả được hết dụng ý của tác giả, thì nhà thơ mượn lời đề “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” để tiếp tục cung cấp cho người đọc hai tư liệu chính: trời rộng và sông dài nhằm định hướng cho người đọc có thể mường tượng được những hình ảnh chủ đạo của bài thơ. Điều này cũng được kết tinh trong hai câu thơ chính trong bài Tràng Giang:

>> Xem thêm:  Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, phần 1: Tác giả

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu.”

“Là Tràng giang khổ nào cũng dập dềnh sống nước, là Huy Cận khổ nào cũng lặng lẽ u sầu”. Nỗi lòng của Huy Cận cũng trải dài khắp các dòng thơ tựa như nhan đề vậy. Huy Cận muốn mở ra một không gian rộng lớn, mênh mang từ dòng sông sang cả lòng người. “Dòng sông uốn khúc, lòng người có lúc”, đứng trước dòng sông Hồng hùng vĩ cùng biết bao ngã rẽ con đường phía trước, biết rồi ngày mai sẽ đi đâu về đâu. Nhan đề “ Tràng giang” hàm chứa biết bao ý nghĩa, tâm tư của tâm hồn Huy Cận sẽ còn mãi có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới người đọc qua biết bao thế hệ.