Soạn bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Đề bài: Soạn bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

TIỂU DẪN

– Hoài Thanh (1909 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên.

– Ông xuất thân trong mọt gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở Nghệ An.

– Khi tham gia phong trào yêu nước, ông từng bị thực dân Pháp bắt giam.

– Tháng 8/1945,ông tham gia khởi nghĩa và làm Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.

– Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư kí Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội văn nghệ Việt Nam, Cụ trưởng Vụ Nghệ thuật, Tổng thư kí Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Vietj Nam, Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ…

Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

– Các tác phẩm chính: Văn chương và hành động, Thi nhân Việt Nam, Có một nền văn hóa Việt Nam, Quyefn sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, Nói chuyện thơ kháng chiến,…

– Năm 2000, Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Câu 1.

Theo tác giả, cái khó trong tinh thần của thơ mới và cách nhận diện như sau:

Cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy Như vậy, tác giả khẳng định trong thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở, ranh giới giữa hai bên không rõ ràng nên khó phân biệt được.

>> Xem thêm:  Phân Tích Diễn Biến Tâm Lý Chí Phèo Sau Khi Gặp Thị Nở

Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ. Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể. Không thể nhìn nhận thơ mới và thơ cũ chỉ qua một vài bài thơ mà phải nhìn vào cả một tập thơ lớn để phân biệt.

Câu 2.

Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bấy giờ:

Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa – hay thơ cũ – và thời nay – hay thơ mới – có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi.

Như vậy, điều cốt lõi ở đây chính là cái tôi trong thơ ca Việt Nam bấy giờ.

Câu 3.

Tác giả nói: “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại đáng thương và tội nghiệp”

– Hoài Thanh viết: khi chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng.

– Thi nhân ra cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi.

Nhiều người vì cái tôi mà trở nên cô đơn, lạc lõng. Họ thật đáng thương và tội nghiệp.

>> Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Câu 4.

Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách:

Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩa, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng.

Câu 5.

Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng người đọc vẫn thấy dễ hiểu, hấp dẫn vì:

– Tác giả nêu lên những vấn đề rất thực tế trong phong trào thơ mới và thơ cũ.

– Ông cũng đưa ra những dẫn chứng, lập luận sắc bén và chặt chẽ.

– Những ví dụ tác giả đưa ra rất thực tế và dễ hiểu.

– Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, cách lí giải và giải quyết vấn đề rất chi tiết, tường tận giúp người đọc dễ hiểu, dễ cảm thụ.