Soạn Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Sinh Hoạt Tiếp Theo

Đề bài: Soạn Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Sinh Hoạt Tiếp Theo

Bài Làm

II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

1. Tính cụ thể

– Tính cụ thể được biểu hiện qua cuộc hội thoại:

+ Có địa điểm và thời gian (buổi trưa khu tập thể)

+ Có người nói cụ thể, có người nghe cụ thể.

+ Có cách diễn đạt cụ thể. Qua việc dùng từ ngữ (kèm theo ngữ điệu) phù hợp với đối thoại: Từ ngữ hô gọi (ơi) khuyên bảo thân mật (khẽ chứ), quát nạt (làm gì mà…) ví von (chậm như rùa, lạch bà lạch bạch như vịt bầu).

=> Cụ thể về hoàn cảnh, về con người, và cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.

2) Tính cảm xúc:

* Tính cảm xúc được thể hiện:

– Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu.

+ Giọng thân mật trong lời gọi, thúc giục của Lan, Hùng.

+ Giọng yêu thương trong lời khuyên của người mẹ.

+ Giọng thân mật trong sự trách móc (gớm) và “lạch…. vịt bầu”.

+ Giọng bực bội của người đàn ông hàng xóm.

– Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt như: gì mà, gớm, bạch bà lạch bạch, chết thôi.

– Loại câu giàu sắc thái biểu cảm (cảm thán, cầu khiến, gọi, đáp và trách mắng).

=> Không một lời nói nào nói ra mà không mang tính cảm xúc.

3) Tính cá thể:

>> Xem thêm:  Nghị luận về vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay

– Mỗi người có một giọng nói khác nhau.

– Lời nói là vẻ mặt thứ hai của con người.

III. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1: Đoạn nhật ký mang nét đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như sau.

a) Tính cụ thể:

– Thời gian: Đêm khuya.

– Không gian: Rừng núi.

– Nhân vật: Đặng Thuỳ Trâm tự phân thân để đối thoại (thực ra là độc thoại nội tâm).

– Nội dung: Tự vấn lương tâm.

b) Tính cảm xúc: Giọng thân mật, nũng nịu.

c) Tính cá thể: Bộc lộ chân dung tâm hồn của một con người có trình độ, có vốn sống, có trách nhiệm, có niềm tin và rất giàu tình cảm.

Viết nhật kí giúp chúng ta rèn luyện cách viết văn trau chuốt, mạch lạc. Viết nhật kí còn làm tăng khả năng diễn đạt và mở rộng vốn từ ngữ, giúp rèn luyện chữ viết, hạn chế lỗi chính tả và lỗi về câu…

Bài tập 2: Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở:

– Cách xưng hô thân mật: Mình- ta- cô – anh.

– Cách đối thoại: Chăng, hỡi.

– Cách dùng từ ngữ: Đập đất, trồng cà.

– Giọng điệu: Tình tứ.

=> khi giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày để sử dụng ngôn ngữ phù hợp với mục đích,đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp để lựa chọn giọng điệu, cách xưng hô.

>> Xem thêm:  Soạn bài Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ

Bài tập 3:

Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng được mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, cũng có sự hô – đáp, sự luân phiên giữa người nói và người nghe, nhưng ở đây lời nói có tính điệp từ, điệp ngữ: “Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!”; “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói!” và mỗi câu văn đều có tính nhịp điệu, mang đậm chất sử thi, khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Có sự khác nhau đó là do đoạn đối thoại trên là đoạn đối thoại trong một tác phẩm sử thi. Mà một tác phẩm sử thi cần phải có sự nhịp nhàng, nhịp điệu để thích hợp với hình thức hát – kể. Do đó đoạn đối thoại trong sử thi dù có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn phong cách sinh hoạt mà vẫn mang những đặc trưng riêng của sử thi.