Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyện Kiều thuộc thể loại truyện Nôm, truyện Nôm ra đời vào thế kỉ XVI, XVII và phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ XVIII; đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thì sáng tác ít dần. Giai đoạn đầu của thể loại truyện Nôm được viết bằng thơ Đường luật, sau đó các tác phẩm được viết bằng thể thơ lục bát. Truyện Nôm được phân ra thành hai loại: truyện Nôm bình dân viết trên cơ sở chuyện kể dân gian và truyện Nôm bác học viết trên cơ sở cốt truyện có sẵn của văn học Trung Quốc. Truyện Kiều được liệt vào thể loại truyện Nôm bác học.

2. Truyện Kiều của Nguyễn Du, là cảm hứng nhân đạo, thể hiện sự thương cảm sâu sắc với những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ. Tác giả đã thể hiện thái độ nâng nui vun vén cho những giá trị nhân bản của con người. Với những giá trị đó, Truyện Kiều được coi là kiệt tác, là di sản văn hóa của dân tộc.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1.Tìm hiểu xuất xứ

Gợi ý:

Tác phẩm được sáng tác dựa trên Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thời điểm chính xác ra đời tác phẩm chưa thể xác định được, nó mới chỉ là sự suy đoán. Chỉ biết rằng tác phẩm được sáng tác trong nhiều năm, khoảng từ 1789 – 1802.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về một loài cây ở quê hương em lớp 9 hay nhất

2. Nhận xét về sự sáng tạo của Nguyễn Du

Gợi ý:

Truyện Kiều, gồm 3254 câu thơ lục bát với tên gọi đầu tiên là Đoạn Trường Tân Thanh. Với cách sử dụng các ngôn từ sắc sảo, tác giả đã biến một câu chuyện tình thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, gián tiếp phản ánh những sự thực đáng buồn trong giai đoạn lịch sử cuối Lê, đầu Nguyễn.

Thông qua các nhân vật trong tác phẩm, tác giả đã thể hiện lòng thương cảm vô hạn đối với con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Nguyễn Du đã lược bỏ nhiều chi tiết trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, vì nó không phù hợp với văn hóa nước ta. Ngoài ra ông còn sáng tạo những chi tiết mới, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

3. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Gợi ý:

Bằng tài năng của mình, Nguyễn Du đã xây dựng lên một nhân vật sống động, vừa có nét điển hình, lột tả tâm lí nhân vật một cách sâu sắc, các nhân vật hiện ra sống động, rõ nét, như đứng tr­ước mặt độc giả.

– Về nhân vật chính diện: Nguyễn Du tả bằng bút pháp ­ước lệ, chọn những hình ảnh ­ước lệ tiêu biểu nhất, để lột tả cho đầy đủ bản chất của họ

– Với mỗi nhân vật dù là phản diện hay chính diện, tác giả đã tìm được nét thần thái của nhân vật để miêu tả, dù chỉ đôi dòng hay vài chữ mà lột tả đã giúp người khác đủ đánh giá.

>> Xem thêm:  Soạn Bài Chuyện Người Con Gái Nam Xương Của Nguyễn Dữ

4. Tìm hiểu bút pháp miêu tả nhân vật

Gợi ý:

– Khi miêu tả nhân vật chính diện, Nguyễn Du dùng ­ước lệ để cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp thể xác và tâm hồn nhân vậtrất đẹp, phù hợp với tình cảm trân trọng và ngợi ca mà tác giả dành cho nhân vật. Nhân vật chính diện trong tác phẩm của ông vừa đẹp người, lại đẹp nết. Ví dụ, khi miêu tả Thuý Kiều, Thuý Vân, Kim Trọng, Từ Hải,…

– Khi miêu tả nhân vật phản diện, ông dùng bút pháp tả thực để lột tả bản chất thực sự của chúng. Ví dụ, khi miêu tả Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh,…

5. Tìm hiểu về nghệ thuật kể chuyện trong Truyện Kiều

Gợi ý:

Tác giả đã sử dụng bút pháp trần thuật và giới thiệu nhân vật độc đáo, bút pháp miêu tả tinh tế.

Tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát để diễn tả nhiều sắc thái của cuộc sống và những biểu hiện tinh tế trong đời sống tâm hồn con người. Vì thế nó dễ đọc dễ nhớ, đi sâu vào lòng độc giả.

6. Đặc sắc về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong Truyện Kiều

Gợi ý:

Nguyễn Du đã có sự sáng tạo khi kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Những từ ngữ Hán Việt được sử dụng đều có chọn lọc với mức độ vừa phải, sử dụng hợp lí và đúng chỗ, đúng lúc. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ được vận dụng một cách nhuần nhị và khéo léo. Ngôn ngữ dành cho nhân vật được cá thể hóa cao độ, lời nhân vật nào phù hợp nhân vật ấy, làm rõ thần thái nhân vật ấy, không thể lẫn lộn ngôn ngữ của nhân vật này với nhân vật khác dù cùng thuộc hệ thống nhân vật chính diện hoặc phản diện.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố

7. Truyện Kiều là bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí

– Tác phẩm chủ yếu tập trung ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng đi tìm hạnh phúc của con người.

– Uớc mơ công lí nằm ở hình tượng nhân vật Từ Hải.

8. Nhiều người cho rằng Truyện Kiều là tiếng khóc ai oán cho số phận con người: Bằng tài năng và tấm lòng của mình, tác giả đã khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị đày đoạ.

9. Ngoài những giá trị tiêu biểu kể trên, Truyện Kiều còn được đánh giá là bản tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến. Đồng tiền đã làm cho đạo đức của con người bị xuống cấp. Nguyễn Du đã chỉ ra được kẻ chà đạp lên quyền sống của con người là ai.

Nguồn: Vietvanhoctro.com