Soạn văn Bài 19: Truyện Kiều – Nguyễn Du

Câu 1:

Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
– Thời đại và gia đình
+ Nguyễn Du tên hiệu là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
+ Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình quý tộc, cha và anh trai từng làm chức quan to trong triều đình nhà NGuyễn.
+ Sinh ra và lớn lên trong một thời đại đầy biến động của lịch sử, xã hội phong kiến Việt Nam bị khủng hoảng nghiêm trọng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, phong trào nông dân diễn ra khắp nơi, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến đó là phong trào Tây Sơn.
_ Về cuộc đời:
+ Nguyễn Du từng sống phiêu bạc tại nhiều nơi
+ Từng làm quan dưới triều Nguyễn và đi sứ ở Trung Quốc
=> Nguyễn Du là một con người học cao tài rộng nhưng lại có cuộc đời phiêu bạc nhiều nơi, nhờ vậy mà ông cũng có nhiều kinh nghiệm.

Câu 2:

_ Nguyễn Du sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm:
+ Chữ Hán:

  • Thanh Hiên thi tập
  • Nam trung tạp ngâm
  • Bắc hành tạp lục

+ Chữ Nôm:

  • Đoạn trường tân thanh
  • Văn chiêu hồn

—> Đặc điểm chung của các tác phẩm này là đều thể hiện được tài năng và tư tưởng, nhân cách của nhà thơ.
+ Tư tưởng nhân đạo: Các tác phẩm của Nguyễn Du hướng đến khẳng định, đề cao giá trị của con người, đó là sự cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống của con người, đặc biệt là những con người bất hạnh, có số phận đau khổ. Tư tưởng nhân đạo chính là kết quả của những trải nghiệm và những suy ngẫm về cuộc đời của tác giả.
+ Giá trị hiện thực: Phê phán các thế lực phong kiến đen tối gây ra những đau khổ cho con người, ca ngợi vẻ đẹp nhân cách của con người