Thuyết minh về cây hoa đào

Đề bài: Anh chị hãy thuyết minh về cây hoa đào

Bài làm

"Người thì nói Đào có nguồn gốc tư Ba Tư, nhưng có người lại cho rằng tổ tiên của Đào là từ Trung Quốc. Đào được biết đến tại một số dân tộc ở châu Á không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều câu chuyện dân gian và tín ngưỡng."..

Hoa đào thì thích hợp với không khí lạnh của miền Bắc còn hoa mai thì lại thích hợp với nhiệt độ nóng ở miền Nam nên hai loại hoa này sống trên hai vùng miền khác nhau của nước ta và đặc biệt cùng trổ hoa vào dịp cuối đông đầu xuân vô cùng rực rỡ và thơm ngát. Ngày tết, gia đình nào cũng mua về một cây mai, cây đào hoặc một cành mai cành đào để cắm hoặc chưng trong nhà cho có không khí ngày tết, nhưng thật ra cả cây mai và cây đào hay hoa mai và hoa đào đều có một sự tích rất hay do người xưa đặt ra để giải thích về nguồn gốc của hai loại hoa biểu tượng cho mùa xuân này cũng như nói lên nỗi khát khao về một cuộc sống an bình, ấm no, hạnh phúc của người xưa.

Không biết tự bao giờ, đất trời đã dành một sự biệt đãi cho một số loài hoa để chúng trở thành hồn cốt của 4 mùa và chỉ cần nhắc tới hoa thôi là cái phong vị đặc trưng của mùa đã hiện rõ mồn một. Theo nghĩa đó, ở Việt Nam, nếu hoa mai là biểu tượng của mùa xuân ở phương nam thì hoa đào là loài hoa không thể thiếu ở mùa xuân, ngày tết trên đất Bắc.

Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia), nay là Iran. Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những người khác, 1992).

thuyet minh ve canh dao ngay tet 300x198 - Thuyết minh về cây hoa đào

Thuyết minh về cây hoa đào

Tích xưa kể lại, ở phía đông núi Sóc Sơn (Hà Nội) có một cây hoa đào cổ thụ. Trên cây hoa đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ, luôn luôn che chở cho dân chúng tránh mọi tai ương. Ma quỷ khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần và dần dần sợ luôn cả cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa đào thôi cũng đủ khiến chúng cao chạy xa bay. Dịp cuối năm,, hai vị thần phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong nhà. Việc làm đó truyền từ đời này sang đời khác thành một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống.

>> Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Thuế máu của Hồ Chí Minh

Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,… Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.

Vùng trồng đào nổi tiếng ở nước ta:  làng Nhật Tân (Tây Hồ) nổi tiếng với các loại đào cảnh: đào bích, đào phai, đào trắng, đào thất thốn (đào tiến vua), đào lai ghép, đào rừng cổ thụ,… làng đào Ngọc Hà, Nghi Tàm, Quảng Bá,..Đào Sa Pa….

Đặc điểm cây hoa đào:  thân: gỗ nhỏ, cao có thể từ 5-10m, cây sớm rụng lá. Thân và cành đào được bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào được bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Lá hình mũi mác, dài 7-15cm, rộng 2-3cm.

Đặc điểm hoa đào: đào bích: bông to, dày cánh, nở rộ, màu hồng thắm. Loài này được trồng nhiều do dễ tiêu thụ.Gặp thời tiết gió bấc mưa phùn, đào bích có tới 24 cánh, nở căng tràn, khoe sắc hồng may mắn. Đào phai: cánh kép, nở rộ, có giống đào mắt đen, mắt nâu. Đào trắng hoa to, tới 24 cánh, mang màu sắc tinh khôi ngọc ngà. Đào thất thốn (hay còn gọi là đào tiến vua): hoa to nhất, đỏ nhất, bền nhất, hoa nở điểm không nở rộ. Song giống đào này nở hoa muộn, không mang lại giá trị kinh tế nên ít được trồng.

>> Xem thêm:  Soạn bài lớp 8: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Cách chăm sóc gieo trồng hoa đào: Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm. Theo những người làm vườn, mỗi loại đào có một cách chăm bón khác nhau. Để nở vào Tết, các giống tuốt lá trước 35, 45 hoặc 60 ngày. Riêng giống đào thất thốn tuốt trước 3 tháng song vẫn không thể chắc nó có nở hoa vào Tết hay không.

Cách giữ hoa đào tươi lâu đón Tết: Sau khi mua cành đào về, phải đốt gốc, đốt cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70-80 độ C để nhựa của cành đào không chảy và các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài… Thông thường sau khi các nụ hoa đã to bằng hạt đậu tương rồi, cành mới cạn kiệt chất và chết.

Vai trò của hoa đào trong đời sống sinh hoạt thường ngày:

Tác dụng trang trí, mang lại may mắn: Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình.Người chơi công phu chọn đào tết từ trước cả tháng.

Tác dụng làm thuốc: Trong đông y coi cây đào là loại thực vật được sử dụng để làm thuốc nổi tiếng vì rất giàu dược tính. Toàn bộ cây đào như rễ, vỏ, cành, lá, hoa, quả, hột nhựa đều được sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh rất hiệu quả. Đặc biệt hoa đào còn là vị thuốc được sử dụng để bào chế thành thuốc dưỡng nhan mà ngay từ thời xa xưa các triều đình Trung Hoa họ đã biết sử dụng và đã trở thành những bí phương chỉ lưu hành trong cung cấm để phục vụ cho vua chúa, các cung tần mỹ nữ.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa cúc

Tác dụng kinh tế của hoa đào: là nguồn thu nhập chính của người dân các làng hoa, làng cây cảnh, mang lại giá trị kinh tế to lớn, xuất khẩu, mang lại thương hiệu cho hoa đào Việt Nam.

Hoa đào trong nền văn hóa (lịch sử, thơ ca) Việt Nam: Trong lịch sử: Sử sách chép, năm 1789 vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết ở thành Thăng Long đã cho người mang một cành đào Nhật Tân về thành Phú Xuân (Huế) để báo tin vui này với vợ là Ngọc Hân công chúa.

Trong thơ ca: hoa đào đi vào đời sống thơ ca một cách tự nhiên và rộng rãi. Những vần thơ, lời hát về hoa đào sống mãi trong đời sống tinh thần của người Việt. Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ "liễu yếu đào tơ" hoặc lời một bài hát chèo cổ "Đào liễu có một mình. Ấy kìa hai vai em còn gánh nặng mà để nhật trình đường xa." Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam.

"Mưa xuân, lác đác vườn đào

Công anh đắp đất, ngăn rào trồng hoa

Ai làm gió táp, mưa sa

Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn."

"Hoa đào héo nhụy anh thương

Anh mong bẻ lá, che sương cho đào."…

Ta còn bắt gặp hình ảnh hoa đào trong thơ của đại thi hào Nguyễn Du, thơ Nguyễn Bính, thơ Vũ Đình Liên, và nhiều bài thơ hiện đại,… Tất cả đều tượng trưng cho mùa xuân, tuổi trẻ và sắc đẹp.

Hoa đào với những đặc điểm trân quý của mình đã được người Việt ta yêu quý và nâng niu như thế. Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, lòng người lại nao nức chờ đón sắc hương hoa đào thơm nở rộn ràng, chờ đón một năm mới tràn đầy niềm vui an lành.

Từ khóa tìm kiếm

  • thuyết minh về hoa đào
  • thuyết minh hoa đào
  • thuyet minh ve hoa dao